Real estate Projects a professional law firm tu van dau tu Bank finance Dispute Resolution
Luật Việt Kim: 0432.899.888

Xin tư vấn về tính pháp lý của con dấu chữ ký - thử nghiệm

Xin tư vấn về tính pháp lý của con dấu chữ ký - thử nghiệm

CÂU HỎI:

Xin tư vấn về tính pháp lý của con dấu chữ ký?

Tôi có thành lập 1 công ty chức danh giám đốc nhưng là 1 người thành lập cho và người đó trả lương cho tôi, cầm mọi con dấu của công ty tôi, điều hành công ty nhiều hơn. Tôi đang băn khoăn là gần đây do thủ tục nhiều người đó đã làm 1 con dấu chữ ký của tôi và có thể tùy ý sử dụng (trước đó chưa hiểu lắm về pháp luật nên tôi đồng ý cho làm nhưng không có văn bản gì chỉ là ra công ty khắc dấu và làm 1 con dấu chữ ký của tôi). Vậy xin hỏi luật sư con dấu chữ ký đó nếu người đó dùng bừa bãi thì về mặt pháp lý nó có giá trị không? Ví dụ nhưng về 1 vấn đề nào đó như nhà đất, cầm cố, thuế... tôi có khả năng sẽ phải chịu tội nếu người đó làm sai pháp luật về mặt thủ tục không?
Tôi đang rất băn khoăn và mong luật sư giải đáp giùm tôi
Xin chân thành cám ơn!

akikusa, danluat.thuvienphapluat.vn 05.2015

Quan điểm của tôi rằng không nhất thiết phải đóng dấu lên chữ ký của người đại diện theo pháp luật thì văn bản đó mới có giá trị pháp lý! Chỉ cần có chữ ký của người đại diện theo pháp luật thôi là đủ rồi. Con dấu chẳng qua là tài sản của DN và chẳng có quy định nào nói rằng phải có con dấu đi kèm với chữ ký mới có giá trị pháp lý. Tôi không hiểu tại sao các DN trong nước chúng ta lại quan trọng con dấu đến thế?

Không biết tôi có nhận định chủ quan hay không, mong các LS góp ý thêm

AuQuangPhuc

 

LUẬT SƯ TRẢ LỜI:

1. Bạn Akikusa hỏi rằng: "Con dấu chữ ký có giá trị pháp lý hay không?"

Về vấn đề của bạn Akikusa, tôi xin góp mấy ý như sau:

- Thứ 1: Về giá trị pháp lý của Con dấu Chữ ký

xin trả lời bạn  Akikusa rằng: "Con dấu chữ ký là KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ"

Bởi lẽ, con dấu này không hề được pháp luật công nhận và về nguyên tắc, mọi chữ ký đều phải là chữ ký tươi - chữ ký trực tiếp của chính người ghi tên bên dưới chữ ký.

Còn con dấu chữ ký chỉ là sự mô phỏng chữ ký thật và không được đăng ký hay công nhận ở bất cứ một cơ quan có thẩm quyền nào.

- Thứ 2: Về các rắc rối pháp lý có thể phát sinh cho Bạn

Bởi lẽ, bạn là Người đại diện theo pháp luật của Công ty - chính vì vậy, theo quy định của pháp luật, bạn là người có trách nhiệm: Quản lý và sử dụng con dấu pháp nhân.

Về nguyên tắc: Văn bản của Cty chỉ có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của bạn (hoặc người được bạn ủy quyền) và đóng dấu Cty lên trên chữ ký đó.

Trên thực tế: 1 văn bản có đóng dấu Công ty, với chữ ký của ai đó, hoặc chữ ký giả, chữ ký con dấu... đều được Mặc Nhiên coi là Có Giá Trị Pháp Lý - nếu Không Có Căn cứ Chứng minh Chữ ký trên là Giả.

Bởi lẽ, có thể hiểu rằng: Chỉ Người đại diện theo pháp luật mới có quyền Quản lý, sử dụng con dấu pháp nhân. Vì thế, nếu người ký là giả thì sao Người đại diện theo pháp luật lại đồng ý đóng con dấu pháp nhân lên chữ ký giả đó.

Trường hợp chứng minh được Chữ ký là giả,

thì Văn Bản sẽ không có hiệu lực pháp lý nữa, nhưng khi đó, Giám đốc công ty - người đại diện theo pháp luật vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng con dấu, mọi hậu quả phát sinh trước hết sẽ do Người đại diện theo pháp luật gánh chịu.

Vì vậy, tốt nhất, bạn cần thiết phải là người trực tiếp quản lý và sử dụng con dấu nói trên.

Hoặc, 1 thực tế hiện nay, con dấu Công ty thường giao cho Bộ phận Văn Thư quản lý.

Nếu như vậy, bạn cần thiết phải có một Văn bản rõ ràng quy định về nguyên tắc, quy trình quản lý, sử dụng con dấu đó.

 

2.  Câu hỏi của bạn Auquangphuc: có nhất thiết phải đóng dấu lên chữ ký?

- Về mặt Luật - tính hợp pháp:

Điều 1 Nghị định58/2001/NĐ-CP về quản lý, sử dụng con dấu quy định:

"Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức ...." 

Theo Điều 25 khoản 3 Nghị định110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư quy định: “Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải ĐÓNG DẤU của cơ quan, tổ chức đó”

- Về mặt logic - tính hợp lý:

Công ty là 1 pháp nhân thực hiện mọi hoạt động thông qua 1 cá nhân chính là Người đại diện theo pháp luật (hoặc người khác được ủy quyền).

Để phân biệt 1 Văn bản được ban hành bởi 1 Pháp nhân A hay của 1 Cá nhân B (đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Pháp nhân A đó) thì: bắt buộc phải có những dấu hiệu thể hiện trên Văn bản.

Dấu hiệu đó chính là: Con dấu của Pháp nhân.

- Văn bản của Công ty A ban hành bắt buộc có: Chữ ký ông B và Con dấu Cty A

- Văn bản của Cá nhân ông B ban hành chỉ có: Chữ ký của ông B

=> Nếu Văn bản của Công ty A mà chỉ có Chữ Ký của ông B thì sẽ: Không Thể Phân Biệt được Văn bản của Công ty với Văn bản của Cá nhân người đại diện theo pháp luật.

(Đơn giản như ông B ký các Văn bản về Bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm tài sản, hợp đồng mua bán cá nhân, hóa đơn thanh toán cá nhân, gia đình... sẽ không thể coi là Công ty A ký hợp đồng, văn bản đó được.)

Bởi thông tin bạn cung cấp khá sơ bộ, nên để có câu trả lời chính xác, bạn  nên liên hệ trực tiếp với Luật sư để có những tư vấn chi tiết hơn.
----------------------

Một vài trao đổi  / chúc bạn thành công.

Trân trọng!

Phòng Tư vấn đất đai – CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

Phụ trách giải đáp:  0915.241.373  - Email:  dinhlex@gmail.com