Real estate Projects a professional law firm tu van dau tu Bank finance Dispute Resolution
Luật Việt Kim: 0432.899.888

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng giấy viết tay

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng giấy viết tay

CÂU HỎI

Xin luật sư tư vấn tranh chấp đất đai hợp đồng chuyển nhượng giấy viết tay

Năm 2008 tôi có chuyển nhượng cho bà M lô đất nhưng chỉ có giấy viết tay.Do việc mua bán chưa hoàn tất(vì bà M chưa trả hết tiền)và tôi đi vắng nên chưa hoàn thành việc chuyển nhượng.Tuy nhiên bà M đã chuyển nhượng lô đất trên sang tên cho ông N và ông N đã xây nhà kiên cố. Tôi xin hỏi việc chuyển nhượng như vậy có hợp pháp không? Tôi có thể yêu cầu hủy giấy chứng nhận mang tên ông N và buộc bà M phải thanh toán số tiền mà bà ấy còn nợ tôi không?

TRẢ LỜI

Chào bạn

Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, tại thời điểm chuyển nhượng nếu bạn có đủ điều kiện quy định của pháp luật về đất đai như trên thì bạn có quyền chuyển nhượng cho người khác. Nếu bạn không đủ điều kiện nêu trên thì việc chuyển nhượng sẽ vô hiệu nếu khi tranh chấp xảy ra.

Thứ hai: Theo quy định của luật đất đai 2003 và nghị định 84/2007 quy định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau ngày 1/7/2007 phải lập thành hợp đồng có công chứng (tại văn phòng công chứng), chứng thực (tại ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn nơi có đất).

Như vậy, việc chuyển nhượng của bạn chỉ có viết tay, không được công chứng hoặc chứng thực thì bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Và Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được giải quyết theo Điều 137 BLDS năm 2005, theo đó hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Trong trường hợp này, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Khi bạn yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu giữa bạn và bà M vô hiệu thì sẽ kéo theo việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà M và ông N cũng vô hiệu.

Theo quy định của BLDS năm 2005, nghị quyết 03/2012 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 được sửa đổi 2011 thì đối với tranh chấp giao dịch dân sự thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm. Tuy nhiên, Theo thông tin bạn đưa ra thì hiện ông N đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, theo đúng qui định của Pháp luật thì hồ sơ cấp GCNQSDĐ của ông N bắt buộc phải có chữ ký chuyển quyền của bạn (người có QSDĐ) nhưng bạn lại cho biết từ trước tới nay bạn chưa hề ký tá gì với ông N mà ông ta vẫn được cấp GCNQSDĐ nên tôi suy đoán có thể bà M và ông N đã có hành vi giả mạo, gian dối trong việc lập thủ tục chuyển nhượng và xin cấp GCNQSDĐ.

Vì thế, nếu có chứng cứ việc họ đã giả chữ ký của bạn thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án nơi đất tọa lạc tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông N vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Theo quy định của BLDS 2005 và nghị quyết 03/2012 thì đối với đối với giao dịch dân sự do vi phạm điều cấm của pháp luật thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Trên đây là một vài trao đổi cho bạn, trên cơ sở các thông tin sơ bộ mà bạn cung cấp.
 
Để có được câu trả lời chính xác, bạn nên tìm đến luật sư để cung cấp thêm các thông tin chi tiết, và tìm ra hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả hơn.
 
Chúc bạn thành công!
 
Trân trọng!
 

CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM l Hot: 0975.999.836

A: Tầng 6, LYA Building, Số 24/12 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội.
T: (+84) 04.32.899.888  -  Fax: (+84) 04.37.606.724
E: info@vietkimlaw.com - Web: www.vietkimlaw.com