Chào bạn
Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:
1. Về Hợp đồng vô hiệu và Hợp đồng ko có giá trị pháp lý:
- Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng đã được giao kết nhưng bị vô hiệu, theo đó, hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu đó là các quyền và nghĩa vụ của các bên ko phát sinh từ thời điểm giao kết, các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận
Cụ thể được ghi nhận tại Đ137 của BLDS như sau:
Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Hợp đồng vô hiệu sẽ không có giá trị pháp lý - và cũng đc gọi là Hợp đồng ko có giá trị pháp lý.
- Hợp đồng không có giá trị pháp lý: là hợp đồng mà có thể chưa được xác lập, hoặc đã được xác lập nhưng bị đình chỉ hiệu lực, hoặc vô hiệu, hoặc hết hiệu lực.
Tức là Hợp đồng vô hiệu thì chắc chắn là Hợp đồng ko có hiệu lực pháp lý - nhưng ngược lại: Hợp đồng ko có hiệu lực pháp lý chưa chắc đã phải là Hợp đồng vô hiệu - mà có thể là hợp đồng chưa được ký kết, đã ký kết nhưng bị đình chỉ hiệu lực, hoặc đã hết hiệu lực.
2. Hợp đồng mua bán được thực hiện bởi Bên Bán là bên ko có quyền định đoạt TS mà được công chứng:
Hợp đồng này đương nhiên là Hợp đồng vô hiệu, và đồng thời - như trên đã nói - cũng là Hợp đồng ko có giá trị pháp lý.
3. Nếu việc mua bán mà Bên bán ko có quyền định đoạt tài sản - và bên mua biết điều này:
Theo đúng Luật định, hợp đồng vô hiệu thì sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu, các bên trả cho nhau những gì đã nhận.
=> Vì vậy, Bên bán vẫn phải trả lại tiền cho Bên mua.
Tuy nhiên, việc bên mua biết là Bên bán ko có quyền nhưng vẫn mua thì Bên mua có thể quy kết về 1 trong các hành vi sau:
- 1. Hành vi "Mua bán tài sản mà biết rõ do vi phạm pháp luật mà có" theo quy định tại Đ18.1 của NĐ 150/2005 về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, - khi đó sẽ bị xử lý theo quy định về Xử phạt Vi phạm hành chính.
Vi phạm pháp luật ở đây được hiểu là vi phạm quyền sở hữu của Chủ sở hữu thực sự.
- 2. Hành vi "Tiêu thụ TS do người khác phạm tội mà có" - nếu việc bán TS của bên bán bị quy kết vào 1 tội trong BL Hình sự, thì bên mua sẽ bị truy cứu Trách nhiệm Hình sự về tội "Tiêu thụ TS do người khác phạm tội mà có" này theo Điều 250 BL Hình sự
- 3. Hành vi "Cướp tài sản" hoặc "Cưỡng đoạt tài sản" hoặc "trộm cắp tài sản"... theo quy định tại các điều 133 đến 142 của Bộ luật Hình sự - với tư cách là đồng phạm của Bên bán, nếu Bên bán phạm 1 trong các tội này và Bên mua đã hứa hẹn sẽ mua lại TS đó khi Bên bán chiếm hữu được.
----------------------
Một vài trao đổi
Trân trọng!
ĐỖ HỮU ĐĨNH l Luật sư
T: 0942.777.836 – E: dinhdh@luatvietkim.com
|
CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM l Hot: 0975.999.836
A: Tầng 6, LYA Building, Số 24/12 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội.
T: (+84) 04.32.899.888 - Fax: (+84) 04.37.606.724
E: info@vietkimlaw.com - Web: www.vietkimlaw.com
|