Quyền thăm nom con sau khi ly hôn?
CÂU HỎI: |
Xin chào luật sư Cũng như bao người phụ nữ ly hôn khác tôi là người bất hạnh, nhưng cái bất hạnh hơn cả là sau ly hôn tôi không được nuôi con. Tôi là một nạn nhân của BLGĐ, sau 6 năm chung sống tôi quyết định ly hôn vì không muốn con tiếp tục nhìn thấy cảnh bố nó say sỉn hay chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng do bố nó gây ra và cả vì không muốn nó phải nghe những lời thô tục thốt ra từ miệng bố nó hàng ngày… Nhưng đến giờ phút này tôi vẫn không thể hiểu diễn biến của chính cuộc ly hôn của mình. Trước khi ly hôn tôi còn bị anh ta đánh đến mức phải nằm viện vì chấn thương sọ não, tôi đã phải viết đơn tố cáo anh ta tội bạo hành gia đình ngay trên giường bệnh để mong việc ly hôn sẽ sớm được giải quyết. Sau khi tôi ra viện, Công an phường đến nhà làm việc nhưng tôi từ chối vì tình trạng sức khoẻ còn yếu, không ổn định. Vài ngày sau anh ta nhắn tin cho tôi lên phường làm việc để rút đơn tố cáo về, tôi không đồng ý và bảo nếu anh lên toà án giải quyết ly hôn với tôi và để tôi nuôi con thì tôi sẽ rút đơn. Lúc đầu anh ta không đồng ý, sau vì thấy tôi cương quyết nên anh ta đành phải chấp nhận. Buổi làm việc đầu tiên có mặt hai vợ chồng ở toà án, không hoà giải (chắc bởi vì tôi đã có đơn tố cáo) mọi chuyện diễn ra nhanh chóng vì chúng tôi cũng không có tài sản, đất đai gì, kết thúc buổi làm việc là 02 biên bản thuận tình ly hôn, tôi được nuôi con và anh ta hỗ trợ một tháng 500.000 (năm trăm nghìn đồng). Rồi sau đó công an phường và cả anh ta tiếp tục giục tôi lên làm việc, không còn lý do để từ chối nên tôi đã đồng ý bác bỏ đơn kiện, biên bản thoả thuận ghi rõ ly hôn tôi sẽ được nuôi con và anh ta phụ cấp môt tháng 500.000 tiền nuôi con. Tôi đã đinh ninh là như thế, tôi đã tin tưởng vào pháp luật, vào sự bảo vệ và bênh vực người phụ nữ… Tôi chưa bao giờ chứng kiến một phiên toà ly hôn nào nên cũng không thể mường tượng được nó sẽ diễn biến ra sao. Buổi làm việc tiếp theo ở toà án, cũng là phiên xét xử cuối cùng để đưa ra quyết định, tôi còn nhớ đó là ngày 3/8/2011. Tôi đi tacxi cùng với một người bạn đến, rồi anh ta cũng đến. Phiên toà được xử ngay trong phòng làm việc của thẩm phán chỉ vẻn vẹn có 05 người là tôi, bạn tôi, anh ta, thẩm phán và một người có lẽ là thư kí. Buổi xét xử diễn ra căng thẳng, anh ta liên tục buông ra những lời thô tục, vô văn hoá khiến cho tất cả những người trong phòng đều khó chịu. Sau đó thì mẹ tôi mang con gái tôi đến, bạn tôi phải về vì con nhỏ. Anh ta tiếp tục đập bàn, đập ghế rồi bỗng dưng tuyên bố "Tao đéo ly hôn nữa, mày muốn ly hôn với tao thì giao con bé cho tao" và anh ta dắc con bé về trước sự ngỡ ngàng của tôi và mẹ tôi. Tôi hốt hoảng hỏi thẩm phán: "Làm thế nào bây giờ hả cô?". "Thì thôi chứ sao? Không ly hôn nữa". "Không, cháu nhất định phải ly hôn anh ấy". "Vậy thì để cho nó nuôi con". "Sao lại thế được?", "Thì giờ trời không chịu đất thì đất phải chịu trời chứ sao?"…."Vâng, thôi được…cháu đồng ý" và tôi gọi di động cho anh ta "Được, tôi đồng ý để anh nuôi con, anh quay lại ly hôn với tôi". Thế là ly hôn, toà có hỏi tôi về mức thu nhập cá nhân có lẽ là để so sánh, tôi chỉ là một giáo viên hợp đồng lương thấp còn anh ta là giáo viên dạy lái xe nên rõ ràng có thu nhập cao hơn. Hai biên bản thoả thuận ly hôn khác được làm lại để thay cho hai biên bản hôm trước (toà bảo không hợp lệ) với nội dung anh ta được quền nuôi con và tôi không phải chu cấp gì. Phiên toà kết thúc trong sự khó hiểu của tôi. Ngay trưa hôm đó anh ta thuê người đến nhà (chúng tôi ở với bà ngoại) dọn những thứ thuộc về anh ta và mang con bé đi. Từ đó đến nay đã được một năm, trong một năm đó tôi thăm con cực kỳ vất vả, anh ta tìm đủ mọi cách để ngăn cản việc thăm nom, chăm sóc con của tôi mặc dù mỗi lần về thăm con là tôi phải đi xe máy gần 40km. Quà cáp tôi gửi cho con có khi anh ta không cho dùng hoặc tìm cách trả lại. Trong một năm chỉ duy nhất một lần anh ta cho con về thăm tôi là trước hôm giỗ ông ngoại nhưng chỉ được một buổi sáng. Bức xúc, tôi lên nhờ toà án giúp đỡ thì được trả lời là "Chúng tôi chỉ giải quyết ly hôn còn việc thăm con là vợ chồng tự thoả thuận…". Không ai giúp đỡ tôi và tôi cũng chẳng biết hỏi ai hay nhờ ai giúp đỡ, tôi vẫn phải về thăm con ở trường mà không cho anh ta biết, phần vì không muốn giáp mặt anh ta, phần vì không muốn con tôi lo lắng, sợ hãi, nhìn con ngẹn ngào, hễ cứ nhắc đến bố là con bé lại tỏ ra sợ sệt mà ruột gan tôi như bị sát muối, tôi hỏi "con có muốn về với mẹ không?", "có, nhưng con sợ bố…". Tôi chỉ biết ôm con khóc "Mẹ cũng chẳng thể làm gì bây giờ, con hãy cố gắng học thật giỏi sau này lớn thì về với mẹ nghe con…", "vâng" con bé lí nhí dụi dụi vào ngực mẹ như để dấu đi hai hàng nước mắt vì không muốn mẹ buồn. Tôi phải làm thế nào bây giờ? ai có thể giúp tôi? Tôi rất muốn được nuôi con hoặc chí ít thì cũng phải được đón con về chơi mỗi tháng hoặc thăm nom con đường hoàng theo quy định của Pháp luật. Xin hãy giúp tôi! Quynhthanh182 02.08.2011 |
LUẬT SƯ TRẢ LỜI: |
Chào chị QuynhThanh Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó." Khi đó, chị có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết theo thủ tục tố tụng để buộc người đó phải Chấm dứt hành vi cản trở thực hiện quyền thăm nom con. Và hành vi cản trở này của chồng chị - cũng sẽ là 1 lý do để Tòa án xem xét cho chị được nuôi con – nếu chị đưa đơn khởi kiện yêu cầu tòa giải quyết “Thay đổi người trực tiếp nuôi con” – như cách thứ 2 dưới đây.
- Thứ 2: Cách giải quyết là: Khởi kiện yêu cầu “Thay đổi người trực tiếp nuôi con” Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.” ----------------
Ngoài ra, có mấy vấn đề về quá trình giải quyết ly hôn trước đây của chị, thực sự là có khá nhiều điểm khác thường, điều này chắc chắn làm chị - cũng như nhiều người đọc cảm thấy bức xúc – như việc Tòa án dễ dàng “hủy bỏ 02 Biên bản thuân tình ly hôn lần 1 để thay bằng 02 Biên bản khác” rồi chuyện xử lý và cách trả lời “thiếu kiến thức” và “vô trách nhiệm” của bà Thẩm phán rằng “trời không chịu đất, thì đất chịu trời vậy chứ sao nữa…”. ĐỖ HỮU ĐĨNH l Luật sư T: 0942.777.836 – E: dinhdh@luatvietkim.com |
|
CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM l Hot: 0975.999.836
A: Tầng 6, LYA Building, Số 24/12 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội.
T: (+84) 04.32.899.888 - Fax: (+84) 04.37.606.724
E: info@vietkimlaw.com - Web: www.vietkimlaw.com