Real estate Projects a professional law firm tu van dau tu Bank finance Dispute Resolution
Luật Việt Kim: 0432.899.888

Hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới như thế nào?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới như thế nào?

 

 

CÂU HỎI:

1. Bạn timtimvatim 03.12.2010

Xin chào các Luật sư!

Hiện công ty tôi có 1 vấn đề như sau:

- Cty tôi là 1 công ty CP do 3 cty góp vốn thành lập để khác thác dự án dịch vụ kho bãi.

- hiện chúng tôi muốn ký HĐ liên doanh với 1 công ty CP khác là công ty con của 1 trong 3 công ty sáng lập lên cty chúng tôi để khác thác 1 phần trong dự án. Như vậy có phạm luật không?

- HĐLD này chúng tôi không muốn thành lập pháp nhân mới mà sẽ do 1 bên đứng ra khai thác sau đó phân chia lợi nhuận sau thuế, tôi muốn hỏi như vậy thì việc hạch toán chi phí, khấu hao và lợi nhuận của từng bên như thế nào?

Rất mong nhận được sự tư vấn của các bạn,

Thanks!

--------------

2. Bạn hiyatuongda

Anh cho em hỏi thêm 1 vấn đề liên quan đến BCC không thành lập pháp nhân.

Trong BCC (1 DNTN góp công nghệ và 1 Công ty cổ phần góp đất) không thành lập, HĐ ký gồm tỷ lệ góp 50-50, chịu trách nhiệm theo tỷ lệ góp. Hai bên thỏa thuận sẽ đi tìm nguồn vay:

Vậy HĐ Vay ai sẽ là bên nào đứng ra ký tên?

Thiệt hại chịu 50/50, nhưng vô hạn hay hữu hạn (Bởi lẽ, không có pháp nhân mới hình thành, không thể chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp vào dự án), vậy giải quyết như thế nào ạ?

Mong nhận được ý kiến của các Ls, anh chị, các bạn!

LUẬT SƯ TRẢ LỜI:

Câu 1. bạn Timtimvatim

Chào bạn

Về vấn đề của ban, mình xin góp 1 số ý như sau:

1. Về việc ký kết hợp đồng liên doanh để thực hiện 1 phần dự án:

Hợp đồng liên doanh mà bạn nói - chính xác phải là Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).

Việc Cty bạn ký kết hợp đồng BCC với 1 Cty con của 1 Cty đang là cổ đông của Cty bạn, thì việc này hoàn toàn có thể thực hiện được.

Tuy nhiên, để hợp đồng BCC này có hiệu lực, bắt buộc Hợp đồng này phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, hoặc ít nhất là của Hội đồng Quản trị của Công ty. Sự chấp thuận của ĐHĐCĐ hay HĐQT còn phải xem xét tùy vào nội dung cụ thể của Hợp đồng. Và sự chấp thuận này phải được thể hiện bằng 1 biên bản và Quyết định của ĐHĐCD hoặc HĐQT công ty.

2. Về hạch toán chi phí, khấu hao và lợi nhuận của từng bên:

Bởi là Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) nên tất nhiên sẽ ko thành lập pháp nhân. Do đó, tất cả các hoạt động thực hiện dự án sẽ phải được thực hiện với tư cách của 1 bên hợp doanh.

Việc hạch toán chi phí, khấu hao tài sản, cũng như phân chia lợi nhuận cần thiết phải được quy định chặt chẽ trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 bên.

Tuy nhiên, thông thường, việc hạch toán chi phí, khâu hao tài sản sẽ chỉ được thực hiện cho Bên hợp doanh trực tiếp thực hiện dự án.

Đối với bên còn lại, do là 1 bên hợp doanh, nhưng ko trực tiếp đứng ra thực hiện, nên có thể hiểu rằng, bên này chỉ tham gia góp vốn thực hiện dự án đầu tư. Bên này sẽ không đc hạch toán chi phí, cũng như khấu hao tài sản từ việc mua nguyên vật liệu hay các khoản chi phí khác cho việc thực hiện dự án nêu trên.

Sau khi đã hạch toán chi phí, nộp các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính khác, lợi nhuận sau thuế sẽ được chia theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ vốn góp mà các bên Hợp doanh đã góp.
_______________________________________________

Câu 2: bạn haiytuongda

Chào bạn, về câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:


- Thứ 1: Ai sẽ là bên đứng ra vay vốn:

=> Trả lời: Bên nào cũng có thể đứng ra vay, miễn là nội dung này được nêu ra tại Hợp đồng hợp tác kinh doanh - theo đó, bên đứng ra vay là Bên nhận ủy quyền của Bên hợp doanh còn lại.

Nội dung nhận ủy quyền vay vốn có thể được nêu rõ hoặc ko được nêu rõ trong hợp đồng vay vốn - tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên hợp doanh.

- Thứ 2: Thiệt hại chịu 50/50, nhưng vô hạn hay hữu hạn:

+ 1. Trách nhiệm là vô hạn và liên đới giữa 2 bên hợp doanh: nếu HĐ vay ghi rõ nội dung nhận ủy quyền vay vốn

Theo đó, ban đầu, 2 bên luôn có nghĩa vụ ngang nhau trong việc thanh toán nợ: mỗi bên có nghĩa vụ trả 1/2 khoản nợ

Tuy nhiên, nếu sau đó, 1 bên chỉ có khả năng trả 1 khoản nhỏ hơn 1/2 khoản nợ, thì bên còn lại có nghĩa vụ trả toàn bộ khoản nợ còn lại.

Trách nhiệm vô hạn ở đây tức là ngoài phạm vi vốn góp vào dự án - nhưng sẽ hữu hạn trong phạm vi giá trị tài sản của pháp nhân là các bên hợp doanh.

+ 2. Trách nhiệm là hữu hạn và không liên đới - nhưng có bồi hoàn: nếu HĐ hợp tác kinh doanh có thỏa thuận rằng: Bên A đứng ra vay, nhưng khi vay vốn, Hợp đồng vay sẽ không ghi nội dung Bên Vay (bên hợp doanh A) nhận ủy quyền của 1 bên Hợp doanh còn lại (bên hợp doanh B) để vay.

Khi đó, hợp đồng vay chỉ là 1 bên hợp doanh với 1 bên thứ 3 => chỉ bên hợp doanh này mới phải chịu thanh toán nợ và chỉ Hữu Hạn trong phạm vi tài sản của Công ty này.

Bên cho vay không có quyền đòi nợ đối với bên hợp doanh còn lại  - tính chất không liên đới.

Tính chất bồi hoàn: Do 2 bên hợp doanh đã thỏa thuận có sự ủy quyền nhưng việc không ghi nhận vào hợp đồng vay, nên Bên hợp doanh đứng ra vay tiền có nghĩa vụ thanh toán nợ cho Bên cho vay, còn bên Hợp doanh còn lại có nghĩa vụ Hoàn lại khoản tiền tương ứng với 50% giá trị khoản nợ phải trả.

+ 3. Trách nhiệm là hữu hạn, không liên đới, và không bồi hoàn (hoàn lại): nếu HĐ hợp tác kinh doanh ko ghi nhận nội dung ủy quyền vay, ko ghi nhận cách thức ghi nhận sự ủy quyền trong HĐ vay,

Thì hợp đồng vay vốn chỉ được giải thích là HĐ riêng của 1 bên Hợp doanh với bên cho vay - không liên quan đến bên Hợp doanh còn lại.

Hay nói cách khác, chỉ bên Hợp doanh đứng ra vay là bên phải trả nợ - trong phạm vi hữu hạn tài sản của mình - không liên đới với Bên Hợp doanh còn lại - và Không có quyền yêu cầu hoàn lại khoản nợ đã thanh toán.

--------------------------------

Bởi lẽ, Hợp đồng hợp tác kinh doanh là loại hình hợp đồng rất "mở" - cho phép các bên chủ động, tự do lựa chọn phương thức hợp tác kinh doanh phù hợp nhất, không bị quản lý chặt chẽ như việc đầu tư có thành lập pháp nhân.

Vì thế, nội dung của Hợp đồng hợp tác Kinh doanh cần thiết phải thật sát thực tế, chi tiết, đầy đủ - lường trước mọi vấn đề phát sinh.

----------------------

Một vài trao đổi

Trân trọng!

ĐỖ HỮU ĐĨNH l Luật sư

T: 0942.777.836 – E: dinhdh@luatvietkim.com

CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM l Hot: 0975.999.836

A: Tầng 6, LYA Building, Số 24/12 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội.
T: (+84) 04.32.899.888  -  Fax: (+84) 04.37.606.724
E: info@vietkimlaw.com - Web: www.vietkimlaw.com