Real estate Projects a professional law firm tu van dau tu Bank finance Dispute Resolution
Luật Việt Kim: 0432.899.888

Quyền cổ đông tham dự họp Đại hội đồng cổ đông?

Quyền cổ đông tham dự họp Đại hội đồng cổ đông?

CÂU HỎI:

Cau hoi 1: Cty H la co dong cty A so huu 11% tong so co phan pho thong, Sau 02 nam hoat dong, cty a khong trieu tap dai hoi dong co dong va chia co tuc. Cty H phai lam gi de doi lai quyen loi cua minh?(trieu tap hop va chia co tuc ay)?

 

Cau hoi 2: Cty H nhan duoc  thong bao moi hop dai hoi dong co dong, nhung nguoi dai dien theo phap luat phai di ctac o nuoc ngoai, vay Cty H co the uy quyen cho nguoi khac khong phai la thanh vien cty tham du hop dc khong?

Thaonguyen243 18/04/2012

LUẬT SƯ TRẢ LỜI:

. Cau hoi 1: Cty H la co dong cty A so huu 11% tong so co phan pho thong, Sau 02 nam hoat dong, cty a khong trieu tap dai hoi dong co dong va chia co tuc. Cty H phai lam gi de doi lai quyen loi cua minh?(trieu tap hop va chia co tuc ay)?

 

Trả lời:

 

- Thứ 1: Cổ đông công ty có quyền tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ và được nhận cổ tức

 

Điều 79: Luật DN quy định

1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

a) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

b) Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

- Thứ 2:  HĐQT có trách nhiệm triệu tập ĐHĐCĐ – và ít nhất 1 năm 1 lần

Điều 97 Luật DN:

1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường; ít nhất mỗi năm họp một lần.

2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:

a) Báo cáo tài chính hằng năm;…

d) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;…

        Điều 108. khoản 1 điểm l quy định: HĐQT có nhiệm vụ “triệu tập họp ĐHĐCD”

=>      Như vậy,  có thể thấy rằng:Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý “ – phù hợp khoản 3 điểm a Điều 79 Luật DN.

          Khi đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 79 Luật DN thì:

          Công ty H (là cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần) sẽ có quyền: “Yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ”

          Đồng thời có quyền yêu cầu:

“b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;

d) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết.

Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;”

=>  Khi đưa ra yêu cầu triệu tập họp, cty H cũng có quyền đề xuất rõ nội dung cần giải quyết cho ĐHĐCĐ đưa vào chương trình và nội dung cuộc họp (căn cứ Điều 99 Luật DN)

=>   Khi đã gửi yêu cầu triệu tập họp cho HĐQT, thì:

 

          + 1. HĐQT phải triệu tập họp trong thời hạn ít nhất 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

          + 2. HĐQT ko triệu tạp họp trong thời hạn trên, thì trong 30 ngày tiếp theo Ban kiểm soát phải thay mặt HĐQT ra QĐ triệu tập họp.

 

          + HĐQT, BKS mà ko triệu tập họp, thì cổ đông trên có quyền chính thức ra QĐ triệu tập họp, và triển khai việc thông báo họp ĐHĐCĐ.

 

(Căn cứ Điều  97 khoản 4, 5, 6, 7, 8)

 

ð      khi cuộc họp được tổ chức thì quyền lợi của Cty H sẽ được xem xét và giải quyết.

 

 

Cau hoi 2: Cty H nhan duoc  thong bao moi hop dai hoi dong co dong, nhung nguoi dai dien theo phap luat phai di ctac o nuoc ngoai, vay Cty H co the uy quyen cho nguoi khac khong phai la thanh vien cty tham du hop dc khong?

 

=> Hoàn toàn có thể, căn cứ Điều 101 của Luật DN.

 

Điều 101 . Quyền tham dự họp

1. Cổ đông là cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp cổ đông là tổ chức không có người đại diện theo uỷ quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 96 của Luật này thì uỷ quyền người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.

2. Việc uỷ quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản theo mẫu của công ty và phải có chữ ký theo quy định sau đây:

a) Trường hợp cổ đông là cá nhân là người uỷ quyền thì phải có chữ ký của cổ đông đó và người được uỷ quyền dự họp;

b) Trường hợp người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức là người uỷ quyền thì phải có chữ ký của người đại diện theo uỷ quyền, người đại diện theo pháp luật của cổ đông và người được uỷ quyền dự họp;

c) Trong trường hợp khác thì phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của cổ đông và người được uỷ quyền dự họp.

Người được uỷ quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải nộp văn bản uỷ quyền trước khi vào phòng họp.

-------------

Một vài trao đổi

Trân trọng!

ĐỖ HỮU ĐĨNH l Luật sư

T: 0942.777.836 – E: dinhdh@luatvietkim.com

 

CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM l Hot: 0975.999.836

A: Tầng 6, LYA Building, Số 24/12 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội.
T: (+84) 04.32.899.888  -  Fax: (+84) 04.37.606.724
E: info@vietkimlaw.com - Web: www.vietkimlaw.com