Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những nội dung gì?
Hiến pháp Việt Nam công nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp như tác giả, chủ văn bằng bảo hộ và những chủ thể khác liên quan đến việc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp. Nhà nước tổ chức cơ quan xác lập quyền, quy định thủ tục, trình tự để xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các đối tượng sở hữu công nghiệp phải đăng ký. Muốn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tác giả và những chủ thể khác có liên quan phải nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu Trí tuệ.
Đối tượng của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, tên thương mại và quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý.
Người nào sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác đang trong thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu các đối tượng này thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (trừ các trường hợp có quy định riêng) và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm ba nội dung: Thứ nhất là ban hành các quy định của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp; Thứ hai là cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp cho các chủ thể khác nhau khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định (xác lập quyền); Thứ ba là bằng các phương thức, biện pháp khác nhau bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ văn bằng (bảo vệ quyền).
CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM l Hot: 0975.999.836
A: Tầng 6, LYA Building, Số 24/12 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội.
T: (+84) 04.32.899.888 - Fax: (+84) 04.37.606.724
E: info@vietkimlaw.com - Web: www.vietkimlaw.com