Vấn đề về đồng phạm trong hiếp dâm
A và B đều là nam giới nhìn thấy chị C đang đi trên con đường vắng. A,B bàn nhau tìm cách thực hiện hành vi giao cấu với C. A,B dụ dỗ chị C và đòi giao cấu với chị. Chị B không đồng ý. A đe doạ chị và thực hiện hành vi giao cấu với chị. B chỉ ngồi canh.
- B là đồng phạm hay là B tự ý nửa chừng việc thực hiện tội phạm?
Cho em hỏi là việc A,B bàn bạc để tìm cách thực hiện hành vi và việc B đòi giao cấu với chị C có được coi là giai đoạn chuẩn bị không ạ? Em cảm ơn!
Chào bạn
Trường hợp của bạn tôi trao đổi như sau:
Thứ nhất: B với tư cách là đồng phạm hay B tự ý nửa chừng thực hiện tội phạm
Theo quan điểm của tôi B vừa đồng phạm vừa tự ý nửa chừng thực hiện tội phạm điều này được thể hiện như sau:
Về tư cách đồng phạm:
Điều 20 Bộ luật hình sự quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
Theo quy định này, khi định tội đối với trường hợp đồng phạm, cần xem xét, kiểm tra các dấu hiệu sau đây:
Thứ nhất, hành vi phạm tội đồng phạm phải xâm hại cùng khách thể. Theo đó, để xác định những người trong đồng phạm có cố ý cùng thực hiện một tội phạm hay không, chúng ta cần phải xác định xem hành vi nguy hiểm mà những người trong đồng phạm thực hiện có xâm hại đến cùng một quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ hay không. Nếu họ cùng cố ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và cùng biết là hành vi của họ cùng xâm hại vào một khách thể, thì đó là đồng phạm.
Như vậy, trong trường hợp này A và B cùng nhau bàn bạc và dụ giỗ chị C để thực hiện hành vi phạm tội, mục đích của A và B là cùng nhau giao cấu với chị C như vậy về mặt đồng phạm là được thể hiện rõ ý chí của A và B.
Về tư cách tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm:
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Như vậy việc tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm khi xảy ra hai điều kiện:
Một là, việc chấm dứt thực hiện ý định hoặc hành vi phạm tội của người phạm tội phải tự nguyện và dứt khoát, tức là người đó phải từ bỏ thực sự ý định phạm tội hoặc hành vi phạm tội mà họ đã bắt đầu, chứ không phải tạm dừng chốc lát để chờ cơ hội, điều kiện thuận lợi để tiếp tục thực hiện tội phạm.
Hai là, việc chấm dứt việc thực hiện tội phạm phải do chính bản thân người đó tự quyết định, mặc dù vào thời điểm thực tế quyết định việc chấm dứt việc thực hiện tội phạm, người phạm tội nhận thức được khả năng thực tế khách quan vẫn cho phép tiếp tục thực hiện tội phạm.
Như vậy, mặc dù trước đó A và B cùng nhau bàn bạc nhằm mục đích để được giao cấu với C. Tuy nhiên, sau đó chỉ có A đe doạ chị C và thực hiện hành vi giao cấu với chị. Còn B chỉ ngồi canh không thực hiện hành vi giao cấu.
Thứ hai: Việc A,B bàn bạc để tìm cách thực hiện hành vi và việc B đòi giao cấu với chị C có được coi là giai đoạn chuẩn bị.
Theo Điều 17 Bộ luật hình sự thì chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng ...
Như vậy, trong trường hợp trên A và B đã cùng nhau bàn bạc để tiến hành việc giao cấu với chị C đây được xem là chuẩn bị phạm tội.
Trên đây là một vài trao đổi với bạn
Thân
CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM l Hot: 0975.999.836
A: Tầng 6, LYA Building, Số 24/12 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội.
T: (+84) 04.32.899.888 - Fax: (+84) 04.37.606.724
E: info@vietkimlaw.com - Web: www.vietkimlaw.com