Real estate Projects a professional law firm tu van dau tu Bank finance Dispute Resolution
Luật Việt Kim: 0432.899.888

Các hạn chế đối với quyền của thành viên Công ty Hợp danh?

Các hạn chế đối với quyền của thành viên Công ty Hợp danh?

CÂU HỎI:

Chào Luật sư!

Luật sư có thể giải thích giúp em rằng:tại sao pháp luật phải có những quy định hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh?

Chân thành cảm luật sư!

hyunbin09 02.12.2010

LUẬT SƯ TRẢ LỜI:

Chào bạn,

Về các hạn chế đối với Thành viên hợp danh như bạn nói, gồm:

1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

(Điều 133 Luật Doanh nghiệp)

=> Các hạn chế này có - ko gì khác là bởi đặc trưng  "Chịu trách nhiệm vô hạn" và "liên đới chịu trách nhiêm" của các Thành viên Hợp danh.

"Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Công ty" (Điều 130.1.b Luật DN).

"2. Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây:đ) Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty" (Đ134.2.đ Luật DN)


Từ đặc trưng đó, có thể lý giải các hạn chế trên như sau:

1. Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác

Có thể lấy 1 ví dụ để giải thích:

- A và B là thành viên Hợp danh Cty X: Cty có tổng TS góp vốn 20 triệu và tổng TS cá nhân là 80 triệu, tức tổng TS có thể phải sử dụng là 100 triệu. trong đó A 50 triệu và B 50tr.

- A là chủ DN tư nhân Y: A có tổng TS là 50 triệu (vốn đầu tư chỉ 10 triệu)

Có thể sảy ra các trường hợp sau:

- 1. DN tư nhân có khoản nợ: 30 triệu => A phải trả 30 tr, còn lại là 20tr

  Nếu đồng thời, Cty hợp danh X cũng có khoản nợ 60 triệu, thì A chỉ có thể thanh toán 20triệu, còn lại B - thành viên hợp danh còn lại phải thanh toán 40 triệu đồng.

- 2. DN tư nhân Y có khoản nợ là > 50 triệu => A phải trả 50 triệu = toàn bộ TS mà A có bao gồm cả TS trong Cty hợp danh X

   Nếu Cty hợp danh X có bất cứ khoản nợ nào thì chỉ mình B - thành viên Hợp danh còn lại phải thanh toán toàn bộ số nợ.

=> Như vậy, trường hợp nào thì B cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng quyền lợi của mình.

Đối với trường hợp A là thành viên hợp danh của 1 Công ty Hợp danh Z nào đó chẳng hạn, thì hậu quả cũng có thể sảy ra tương tựu như trên.

Vì vậy, để thành viên HD (A)được phép làm chủ DN tư nhân, hoặc thành viên HD của Cty hợp danh khác, thì phải được sự Đồng Ý của thành viên Hợp danh (B) còn lại.

2. Các hạn chế khác thì chắc là bạn có thể hiểu - vì hiện mình ko có thời gian nên mình chỉ có thể trả lời tạm như vậy.

Chúc bạn thành công.

----------------------

Một vài trao đổi

Trân trọng!

ĐỖ HỮU ĐĨNH l Luật sư

T: 0942.777.836 – E: dinhdh@luatvietkim.com

 

CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM l Hot: 0975.999.836

A: Tầng 6, LYA Building, Số 24/12 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội.
T: (+84) 04.32.899.888  -  Fax: (+84) 04.37.606.724
E: info@vietkimlaw.com - Web: www.vietkimlaw.com