Về việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật?
CÂU HỎI: |
1. Người đại diện doanh nghiệp xin ra nước ngoài chữa bệnh, ủy quyền cho con ruột có quốc tịch Mỹ làm Giám đốc điều hành trong thời gian vắng mặt (quyết định ủy quyền không ghi thời hạn ủy quyền). Quyết định ủy quyền ghi: "được ủy quyền lại cho người khác nhưng không quá thời hạn ủy quyền". Đến nay, Quyết định ủy quyền đã ban hành quá 1 năm kể từ ngày ký.
Tôi xin hỏi:
|
LUẬT SƯ TRẢ LỜI: |
Chào bạn 1. Người đại diện doanh nghiệp xin ra nước ngoài chữa bệnh, ủy quyền cho con ruột có quốc tịch Mỹ ... - 1. Ủy quyền đó (cho người có quốc tịch Mỹ) có phù hợp pháp luật Việt Nam không? => Việc uỷ quyền này hoàn toàn hợp pháp, bởi hiện tại, chưa thấy có bất cứ quy định pháp luật Việt Nam nào cấm việc uỷ quyền cho cá nhân là người nước ngoài.
=> Hoàn toàn có thể còn giá trị pháp lý. Bởi lẽ, Giấy uỷ quyền ko ghi rõ thời hạn uỷ quyền, có nghĩa là việc uỷ quyền được thực hiện trong một thời hạn hợp lý, hoặc cho đến khi có một văn bản uỷ quyền thay thế, hoặc văn bản huỷ uỷ quyền. Thời gian hợp lý ở đây có thể được hiểu là thời gian để ông Giám đốc chữa bệnh, hoặc một thời hạn bất kỳ khác mà ông Đại diện theo pháp luật ko thể thực hiện hoặc không muốn trực tiếp thực hiện việc làm ng đại diện theo pháp luật bởi những lý do phù hợp với điều lệ Công ty và pháp luật ko cấm. - 3. Nếu ủy quyền không còn hiệu lực thì các giao dịch được ký từ sau thời điểm đó, pháp luật giải quyết thế nào? Nếu việc uỷ quyền ko còn hiệu lực, thì đương nhiên những giấy tờ, giao dịch ký sau khi hết thời hạn uỷ quyền, thì đương nhiên bị vô hiệu, các bên trả lại cho nhau những j đã nhận, bên nào có lỗi phải bồi thường cho các thiệt hại phát sinh.
- 1. Người được ủy quyền lại có quyền điều hành doanh nghiệp trong lúc này không? => Việc uỷ quyền lại vẫn được coi là hợp pháp khi pháp luật không cấm và nó không trái với Điều lệ Công ty. Cũng tức là, người được uỷ quyền lại có quyền điều hành doanh nghiệp trong thời điểm này. Khi đó, Người uỷ quyền vẫn là ng chịu hoàn toàn trách nhiệm với vai trò là ng đại diện theo pháp luật của công ty. Người được uỷ quyền lại vẫn chỉ là thực hiện với tư cách được uỷ quyền, hoàn toàn ko phải chịu trách nhiệm khi thực hiện các công việc được uỷ quyền. - 2. Đang ở nước ngoài nhưng ký giấy ủy quyền mà không thông qua lãnh sự quán có hợp lệ không? Tại sao? Nếu điều lệ hoặc quy định của công ty ko quy định việc uỷ quyền của ng đại diện theo pháp luật phải được chứng thực chữ ký, hoặc công chứng bởi cơ quan có thẩm quyền, thì việc uỷ quyền này là hoàn toàn có giá trị pháp luật mà ko cần phải thông qua lãnh sự. Pháp luật không quy định bắt buộc giấy uỷ quyền quản lý doanh nghiệp phải thông qua chứng thực chữ ký hay công chứng. Tuy nhiên, thực tế, các bản giấy uỷ quyền ko thông qua công chứng, chứng thực thường rất ít được cơ quan nhà nước công nhận sử dụng bởi yếu tố khó xác định tính chính xác của giấy tờ.
Lưu ý, việc chuyển nhượng doanh nghiệp phải được hiểu là việc chuyển nhượng quyền sở hữu doanh nghiệp - thay đổi toàn bộ các thành viên công ty, hoặc cổ đông công ty, hoặc chủ sở hữu công ty. Việc chuyển nhượng doanh nghiệp như bạn nói, nếu theo đúng nghĩa như tôi nói ở trên, thì việc chuyển nhượng này, người được uỷ quyền cũng được coi là ng đại diện và ký các giấy tờ cần thiết cho việc làm thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp. Việc chuyển nhượng này chính xác chỉ là sự chuyển nhượng cổ phần, hoặc phần vốn góp trong công ty, vì thế điều kiện của nó đơn giản chỉ là các cổ đông, hoặc các thành viên HĐTV, các đồng chủ sở hữu công ty chấp thuận là có thể chuyển nhượng được. Khi đó, ng được uỷ quyền sẽ thay người uỷ quyền thực hiện các giao dịch, ký kết các giấy tờ, hợp đồng, biên bản, thông báo thay đổi cổ đông, thành viên... lên cơ quan có thẩm quyền. --------- Về các căn cứ văn bản luật hiện hành, bạn chịu khó tự tìm hiểu. Xin lưu ý với bạn rằng; - 1. Dân được làm những gì pháp luật không cấm; - 2. Không phải bất cứ vấn đề nào Luật cũng quy định rõ, mà cần thiết phải hiểu quy định của pháp luật dựa trên tinh thần của pháp luật, và cũng có thể dựa trên sự xâu chuỗi của nhiều quy định pháp luật khác nhau để đưa ra kết luận về 1 vấn đề pháp luật điều chỉnh.
------------- ĐỖ HỮU ĐĨNH l Luật sư T: 0942.777.836 – E: dinhdh@luatvietkim.com |
CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM l Hot: 0975.999.836
A: Tầng 6, LYA Building, Số 24/12 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội. |