Real estate Projects a professional law firm tu van dau tu Bank finance Dispute Resolution
Luật Việt Kim: 0432.899.888

Xem xét tính hợp lệ của bảo đảm dự thầu

Xem xét tính hợp lệ của bảo đảm dự thầu

CÂU HỎI:

Công ty X tố chức đấu  thầu gói thầu xây lắp, hồ sơ mời thầu (HSMT) quy định: Thời gian có hiệu lực bảo đảm dự thầu (BĐDT) là 150 ngày kế từ thời điểm đóng thầu Thời điểm đóng thầu quy đinh trong HSMT là 14h ngày 07/12/2009. Trong khi đó bảo lãnh dự thầu (BLDT) do ngân hàng phát hành của nhà thầu A lại ghi: hiệu lực của BĐDT là 150 ngày kể từ 14h ngày 07/12/2009 đến hết ngày 05/5/2010". Tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) cho rằng, tới 14h ngày 06/5/2010, BLDT của nhà thầu A mới đạt 150 ngày nên BLDT nêu trên không hợp lệ do có thời gian hiệu lực ngắn hơn quy định.

Câu hỏi 1: Đánh giá của tổ chuyên gia có phù hợp với quy đinh của pháp luật đầu thầu hay không?

Câu hỏi 2: Trường hợp chủ đầu tư tạm ứng  cho nhà thầu sau khi lý hợp đồng với nhà thầu trúng chỉ định thầu có trái quy định hay không?

Câu hỏi 3: Tổng Công ty X giao cho Công ty X1 thực hiện các gói thầu thuộc dự án A thì có được coi là áp dụng hình thức tự thực hiện hay không?

LUẬT SƯ TRẢ LỜI:

Trả lời câu hỏi 1: Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 85/2009/NĐ-CP, thời gian có hiệu lực của BĐDT là số ngày được tính từ ngày đóng thầu Tính từ thời điểm đóng thầu  đến 24h của ngày đó), đến 24h của ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định của HSMT : Đối với trường hợp của bên mời thầu X, thời gian có hiệu lực của BĐDT trong HSMT chỉ quy định số ngày và quy định cụ thể ngày bắt đầu mà không quy định cụ thể ngày kết thúc hiệu lực, vì vậy cần áp dụng quy định vừa nên để tính ngày cuối cùng có hiệu lực của BĐDT. Theo đó, từ thời điểm đóng thầu là : 14h ngày 07/12/2009 đến hết 24h ngày 07/12/2009, BĐDT được tính là có hiệu lực 01 ngày. Do vậy, đến hết 24h ngày 05/5/2010 thì BĐDT đủ hiệu lực 150 ngày. Khi tham gia đấu thầu, nhà thầu A đã thực hiện biện pháp BĐDT là thư bảo lãnh của ngân Hàng, thư bảo lãnh nêu trên có    hiệu lực từ 14h ngày 07/12/2009 (là ngày đóng thầu  theo quy định trong HSMT) đến hết ngày 05/5/2010 (ngày cuối cùng BĐDT cần có hiệu lực theo cách tính nêu trên). Như vậy, BLDT của nhà thầu A là hợp lệ do có hiệu lực đảm bảo theo đúng quy định (giả thiết các yêu cầu khác của BĐDT đều đảm bảo). Hiểu đúng cụm từ “ ứng vốn” trong qui định về chỉ định thầu Điểm c khoản 3 Điều 40 Nghị định 85/2009/NĐ-CP quy định một trong các điều kiện áp dụng chỉ định thầu là: đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu. Không quy định nhà thầu ứng vốn để thực hiện gói thầu là điều kiện để chì định thầu.  

Trả lời câu hỏi 2 : Quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 Nghị định 85/2009/NĐ-CP được hiểu là một  trong các điều kiện để gói thầu áp dụng chỉ định thầu là phải được bố trí vốn theo tiến độ thực hiện của gói thầu chủ đầu tư không được đưa ra yêu cầu nhà thầu ứng vốn để thực hiện gói thầu là điều kện để được đề nghị chỉ định thầu. Điều này không liên quan đến việc chủ đầu tư tạm ứng cho nhà  thầu được chỉ định thầu một khoản tiền để thực hiện gói thầu:  Tuy nhiên, trường hợp tạm ứng cho nhà thầu thì chủ đầu tư cần quy định rõ giá trị, thời hạn tạm ứng và cách thức hoàn trả tiền tạm ứng phù hợp với quy định của pháp luật trong hồ sơ yêu cầu (HSYC) chỉ định thầu. Trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu nêu trên nộp bảo lãnh tiền tạm ứng để đảm bảo khoản tiền tạm ứng được sử dụng đúng mục đích. Mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng được quy định trong các mẫu HSMT ban hành kèm theo các thông tư: số 01/2010/TT- BKH, số 02/2010/TT-BKH, số 05/2010/TT-BKH, số 06/2010/TT-BKH và mẫu HSYC chỉ định thầu xây lắp. ban hành  kèm theo Thông tư  số 04/2010/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Công ty me giao cho công ty con thực hiện, có xem là tự thực hiện Tổng Công ty X là chủ đầu tư dự án A thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Công ty Xi là công ty con của Tổng công ty X có chức năng, ngành nghề kinh doanh phù hợp với một số gói thầu thuộc dự án A.

 
Trả lời câu hỏi 3: Điều 23 Luật Đấu thầu và Điều 44 Nghị định 85/2009/NĐ-CP quy định về hình thức tự thực hiện. Theo đó tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng  lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng, tư vấn giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính. Đối với câu hỏi nêu trên,  hai trường hợp sau cần phân biệt: Trường hợp thứ nhất là Công ty Xl là đơn vị phụ thuộc của Tổng Công ty X, không đảm bảo tư cách hợp lệ của một nhà thầu theo quy định tại Điều 7 Luật Đấu thầu, do đó, việc Tổng Công ty X giao cho công ty Xl thực hiện gói thầu thuộc dự án A được coi là áp dụng hình thức tự thực hiện. Khi áp dụng hình_ thức tư thực hiện, chủ đầu tư  là Tống Công tỷ X phải đảm bảo đáp ứng năng lực, kinh nghiệm và các điều kiện khác quy định tại Điều 44 Nghị định 85/2009/NĐ-CP. Trường hợp thứ hai là Công ty X1 là pháp nhân độc. lập đảm bảo tư cách hợp lệ của một nhà thầu theo quy định tại Điều 7 của Luật Đấu thầu, do đó, Tổng Công ty X không được lựa chọn công ty Xl để thực hiện gói thầu dưới hình thức tự thực hiện mà phải tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định.  Ngoài ra, cần lưu ý rằng, theo quy định tại khoản 2 Điếu 2 Luật Sửa đổi và khoản 2 Điều 3 Nghị định 85/2009/NĐ-CP, khi chủ đầu tư công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn của công ty con thì công ty con không được tham gia đấu thầu các gói thầu của công ty mẹ do không đáp ứng quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.  

 

(Báo Đấu thầu số 163, ngày 17.08.2010)

 

-------------
Một vài trao đổi
Trân trọng!

ĐỖ HỮU ĐĨNH l Luật sư

T: 0942.777.836 – E: dinhdh@luatvietkim.com

CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM l Hot: 0975.999.836

A: Tầng 6, LYA Building, Số 24/12 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội.
T: (+84) 04.32.899.888  -  Fax: (+84) 04.37.606.724
E: info@vietkimlaw.com - Web: www.vietkimlaw.com