Real estate Projects a professional law firm tu van dau tu Bank finance Dispute Resolution
Luật Việt Kim: 0432.899.888

Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ Dự án có cần Công chứng?

Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ Dự án có cần Công chứng?

CÂU HỎI:

Công ty cổ phần M do bà P, phó Giám đốc làm đại diện (được ông Q, Giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị chấp thuận ủy quyền qua điện thoại) ký hợp đồng số 01/HĐ bán vật liệu xây dựng cho công ty TNHH N. Ngoài những nội dung chi tiết khác, trong hợp đồng các bên có thỏa thuận: "Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài thương mại có thẩm quyền tại Việt Nam theo quy định của pháp luật".

         

Sau khi hợp đồng đã được ký kết, ông Q gửi công văn thông báo cho công ty N với nội dung công ty M sẽ không thực hiện hợp đồng số 01/HĐ, với lý do: hợp đồng này vô hiệu toàn bộ (do phó Giám đốc công ty M ký hợp đồng không có giấy ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc công ty). Công ty N yêu cầu công ty M phải thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa thuận, nhưng công ty M không thực hiện. Sau khi thương lượng không thành, công ty N đã làm đơn khởi kiện công ty M tại Tòa án.

 

cho em hỏi:

 

- Việc giao kết hợp đồng số 01/HĐ của bà P có  đúng thẩm quyền hay không? Tại sao?

- Thỏa thuận trọng tài của các bên trong hợp đồng số 01/HĐ có giá trị pháp lý hay không? Tại sao?

- Theo em thì việc giao kết hợp đồng này là không đúng thẩm quyền vì việc ủy quyền này phải bằng văn bản.

LUẬT SƯ TRẢ LỜI:

 

Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

 

- Thứ 1: Về thẩm quyền ký kết hợp đồng của bà P

Nếu việc ủy quyền qua ĐT được chứng minh là đúng - thì bà P hoàn toàn có thẩm quyền ký kết hợp đồng này

Bởi pháp luật cho phép hình thức ủy quyền do các bên tự thỏa thuận; ở đây bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền mặc nhiên lựa chọn hình thức ủy quyền bằng miệng (qua ĐT).

Việc ủy quyền này chỉ vô hiệu nếu Điều lệ Công ty có quy định bắt buộc việc ủy quyền ký hợp đồng của GĐ cho phó GĐ phải bằng VB. => Nếu vậy thì bà P sẽ ko có thẩm quyền ký kết HĐ trên.

- Thứ 2: Về thỏa thuận trọng tài

Trước khi xác định giá trị của Thỏa thuận trọng tài, ta phải đảm bảo rằng HĐ trên là có hiệu lực pháp lý, bởi thỏa thuận trọng tài đương nhiên vô hiệu khi hợp đồng vô hiệu.

Trường hợp HĐ có hiệu lực - bà P có thảm quyền ký kết HĐ 01.

Thì: thỏa thuận trọng tài trên vẫn ko có giá trị pháp lý.

Bởi lẽ: thỏa thuận trọng tài ko chỉ định rõ Tổ chức trọng tài nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Thỏa thuận chỉ nói: "Tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài thương mại có thẩm quyền tại Việt Nam theo quy định của pháp luật"

Trong khi ở VN hiện tại có ít nhất 8 trung tâm trọng tài thương mại có đủ thẩm quyền/chức năng hoạt động.

Thỏa thuận trọng tài này chỉ có hiệu lực khi 2 bên tiếp tục thỏa thuận chi tiết về việc lựa chọn 1 trung tâm trọng tài cụ thể.
 

-------------

Một vài trao đổi

Trân trọng!

ĐỖ HỮU ĐĨNH l Luật sư

T: 0942.777.836 – E: dinhdh@luatvietkim.com

CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM l Hot: 0975.999.836

A: Tầng 6, LYA Building, Số 24/12 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội.
T: (+84) 04.32.899.888  -  Fax: (+84) 04.37.606.724
E: info@vietkimlaw.com - Web: www.vietkimlaw.com